Công ty TNHH Bình An - chuyên cung cấp linh kiện, phu tùng ôtô
Fax: 02203.753.369
Hotline: 02203.753.899
Các quốc gia thành viên ASEAN
Ngành sản xuất xe hơi nước ta có lợi thế cạnh tranh kém hơn những nước trong khu vực. Điều này đã được thể hiện rõ ràng thông qua tỷ lệ chi tiết nội địa hóa và số lượng công ty Việt Nam tham gia vào quy trình lắp ráp xe hơi. Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ không phù hợp đã đẩy những nhà đầu tư trong lĩnh vực này đi sang nước khác.
Cụ thể, Hyundai đã chuyển hướng tập trung phát triển nhà máy tại Malaysia thay vì Việt Nam như nhận định ban đầu. Hãng xe hơi lớn nhất thế giới là Toyota cũng đang cân nhắc việc tập trung sản xuất và lắp ráp tại Thái Lan, sau đó xuất khẩu nguyên chiếc sang các nước khác. Nhìn lại thì các hãng xe lớn đều có ít nhất một xưởng chế tạo, lắp ráp tại các nước trong khu vực như Malaysia, Thái Lan hoặc Indonesia, vì những nơi này có ngành công nghiệp phụ trợ cho ô tô phát triển rất mạnh.
Xem thêm: Toyota có thể ngừng lắp ráp xe hơi tại Việt Nam, đâu là nguyên do?
Ngành công nghiệp xe hơi nước ta còn khá nhỏ
Có nhiều lý do khách quan cũng như chủ quan có thể dẫn đến vấn đề này, điển hình là thị trường xe hơi Việt Nam còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực. Thêm nữa, các chính sách được đưa ra vừa phải cân bằng giữa mục đích phát triển ngành công nghiệp xe hơi trong nước, vừa phải đảm bảo cơ sở hạ tầng không bị quá tải, nhất là ở những đô thị lớn, đây là một việc khá khó khăn.
Cơ sở hạ tầng giao thông ở nước ta xuống cấp nghiêm trọng
Xét ở một khía cạnh khác, thuế nhập khẩu bằng 0% chưa hẳn sẽ làm giảm giá xe hơi và mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. Bởi vì ngoài thuế nhập khẩu, chúng ta còn rất nhiều "rào cản" thuế quan và phi thuế quan khác, và chúng không chịu ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do hay các cam kết Quốc tế. Điển hình như Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí trước bạ, hạn ngạch nhập khẩu, phí đường bộ.v.v... Việc thay đổi các loại thuế và phí này có thể làm thay đổi giá xe nhập khẩu một cách rõ rệt, và chúng ta chưa biết được kết quả sau cùng như thế nào...
Mới đây, Hiệp hội Cơ khí Việt Nam đã có văn bản gửi đến hai Bộ Tài Chính và Bộ Công Thương để đề xuất việc thay đổi giá tính thuế trong Nghị định và Thông tư hướng dẫn luật Thuế Tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Thêm vào đó, một chính sách khác cũng ảnh hưởng không kém đến lượng xe nhập khẩu, đó là Thông tư 20 với nội dung yêu cầu thương nhân nhập khẩu phải có giấy ủy quyền của hãng, đây là việc vô cùng khó đối với các showroom tư nhân.
Toyota Camry facelift tại Thái Lan
Một rào cản khác cho việc nhập khẩu xe hơi chính là sự khác biệt về văn hóa. Đa số các nước lắp ráp và sản xuất xe hơi lớn trong khu vực ASEAN sử dụng tay lái nghịch. Do đó, để xuất khẩu sang Việt Nam, các hãng xe hơi phải đầu tư thêm thiết bị, mở rộng phân xưởng và thay đổi kết cấu đã đăng ký hiện tại. Điều này tốn kém rất nhiều thời gian và chi phí.
Những khía cạnh trên cho thấy, ngành công nghiệp xe hơi Việt Nam vẫn còn cơ hội để phát triển nếu nhà nước có các chính sách phát triển phù hợp hơn trong thời gian tới. Thậm chí, việc giảm thuế nhập khẩu bằng 0% vào năm 2018 sẽ mang đến nhiều cơ hội hơn cho thị trường xe hơi trong nước.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu linh kiện ô tô từ năm 2018 – 2022
11/28/2017 2:45:29 PM
Những điều cần biết về thị trường ôtô Việt Nam từ ngày 1/1/2018
9/20/2018 10:30:58 AM